Việc khai thác câu chuyện đời sống sinh viên với tình bạn, tình thầy trò, tình yêu lãng mạn, đồng thời mô tả tính chất đặc thù của ngành cảnh sát cùng những vụ án điều tra điển hình được đan xen xuyên suốt bộ phim đã thu hút đông đảo khán giả màn ảnh nhỏ. Qua bộ phim Chạm tay vào nỗi nhớ, khán giả hiểu rõ hơn về công việc của những chiến sĩ cảnh sát điều tra và thấy họ gần gũi hơn với những tháng ngày tuổi trẻ còn nông nổi, có đôi lần vấp ngã.
2. Chỉ có thể là yêu
Chỉ có thể là yêu - bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình cùng tên của tác giả Hân Như - từng gây sốt và nhận được sự yêu thích của khán giả truyền hình, đặc biệt là các bạn trẻ. Câu chuyện phim xoay quanh mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở của chàng "hoàng tử" Hải Long và "cô bé lọ lem" Thảo Nhi - một cô sinh viên tỉnh lẻ, luôn có ý thức tự lập, không muốn dựa dẫm vào ai.
Thảo Nhi từng trải qua cuộc sống gia đình đầy khắc nghiệt với nỗi ám ảnh về sự xâm hại của người anh khác cha, khác mẹ. Dẫu vậy, Thảo Nhi không mất niềm tin vào tình yêu và cuộc sống. Trong cô gái trẻ vẫn luôn chất chứa biết bao ước vọng và hoài bão. Chính một Thảo Nhi hiền lành, nhân hậu nhưng quật cường đã chinh phục được trái tim của những anh chàng đào hoa và công tử như Hải Long và Huy Khánh.
32 tập phim là 32 cung bậc cảm xúc khác nhau, có niềm vui, nỗi buồn, nụ cười và những giọt nước mắt mà chuyện tình của Long và Nhi đã mang lại cho khán giả. Những khán giả từng theo dõi Chỉ có thể là yêu sẽ không quên được những khoảnh khắc ngọt ngào, lãng mạn của cặp hoàng tử - lọ lem trong những ngày đầu tình yêu chớm nở. Và càng không thể quên những dằn vặt, đau khổ, ghen tuông, thậm chí là thù hận giữa hai người yêu nhau sâu đậm. Để rồi, sau 3 năm lạc mất nhau, sau rất nhiều hiểu lầm, biến cố của cuộc sống, họ mới chạm tay vào hạnh phúc.
Dẫu vẫn còn những chi tiết vô lý, chuyển thể chưa thành công hay sự vụng về của nữ diễn viên chính song bộ phim vẫn đang về vị trí thứ hai trong Top 10 của đề cử Phim truyền hình mới ấn tượng nhất.
3. Hoa nở trái mùa
Hoài do Thùy Dương thủ vai là cô gái sinh ra trong gia cảnh khốn khó, cha mất sớm, mẹ đau ốm liên miên. Sau khi mẹ mất, Hoài còn bị người quen từng giúp đỡ gia đình lợi dụng, cưỡng bức và cướp đi đứa con. Cô chật vật xin vào làm tại một tạp chí thời trang và gặp Việt, một chàng trai tử tế. Việt đem lòng yêu mến Hoài, nhưng một mặt mặc cảm về quá khứ đen tối, mặt khác bị sự phản đối của mẹ Việt, Hoài gặp phải muôn vàn khó khăn để làm lại cuộc đời.
Cuối cùng, Nhật Hạ (Lưu Đê Ly đóng) là cô gái cá tính luôn mang trong lòng nỗi căm hận với cha và mẹ kế, coi cuộc sống gia đình như địa ngục. Trong chuyện tình cảm, Hạ cũng phải trả giá khi coi tình yêu chỉ là sự chiếm đoạt, sở hữu. Chỉ đến khi người cha mất đi, Nhật Hạ mới dần nhận ra những sai lầm. Tình cờ, ba cuộc đời, ba số phận, ba tính cách ấy gặp nhau và tìm thấy sự đồng cảm, cùng giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn. Tất cả khiến câu chuyện đời của họ có thêm những hương sắc, hé mở tình yêu và niềm hạnh phúc mới.
4. Làng ma 10 năm sau
Làng ma 10 năm sau - bộ phim tình cảm, tâm lý, xã hội do đài truyền hình Việt Nam hợp tác sản xuất, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần - là phần tiếp nối của phim truyền hình chính luận về đề tài nông thôn Ma làng (năm 2007). Vẫn là bối cảnh làng Bâm Dương trong Ma Làng từng tạo được nhiều ấn tượng đối với khán giả xem phim truyền hình nhưng ngôi làng này của 10 năm sau khoác lên một diện mạo mới hiện đại hơn và cũng chứa nhiều điều nhức nhối hơn.
Làng ma 10 năm sau phản ánh bộ mặt làng quê sau những năm tháng đổi mới và phát triển, tốt đẹp hơn nhưng cũng xuất hiện hệ lụy không mong muốn do khát vọng làm giàu bằng mọi giá của một số người. Những phẩm chất tốt đẹp của con người, của làng quê một lần nữa lại đối mặt với thử thách, thể hiện rõ trong cuộc đấu tranh với mặt trái của cơ chế thị trường.
Ê-kíp làm phim đã tham gia sản xuất Ma làng ngày nào, gồm đạo diễn chính Nguyễn Hữu Phần, diễn viên Kim Oanh (vai Ló), Kiên Cường (vai Ất, con trai ông Tòng), Bạch Diện vai Hò (em trai ông Tòng)... cũng tiếp tục gắn bó với dự án mới. Với một đề tài không mới nhưng cách khai thác không cũ, Làng ma 10 năm sau đã chinh phục được đông đảo khán giả truyền hình và vượt qua nhiều ứng cử viên "sừng sỏ" khác để chiếm vị trí thứ 4 trong Top 10.
5. Người cộng sự
Bộ phim Người cộng sự là dự án đặc biệt được thực hiện bởi đoàn làm phim của Việt Nam và Nhật Bản, xoay quanh câu chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại, được liên kết với nhau một cách khéo léo qua các cuộc gặp vô tình giữa những người bạn Việt Nam và Nhật Bản.
Tetsuya là một doanh nhân người Nhật Bản sang Việt Nam để tìm cơ hội kinh doanh. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đàm phán tại Hà Nội nhưng khi gặp Thành Nam - giám đốc trẻ của công ty may Á Châu, Tetsuya hoàn toàn bị bất ngờ trước điều kiện hợp tác mà giám đốc này đề nghị. Đó là Tetsuya phải đi tìm kho báu liên quan đến tấm ảnh và tên một người Việt Nam - Phan Bội Châu.
Điều khiến Tetsuya xúc động là tình bạn cao đẹp giữa chí sĩ Phan Bội Châu và Sakitaro Asaba – một bác sĩ người Nhật. Tình bạn cảm động đã vượt lên sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ để chạm tới sự chân thành từ trái tim. Cuối cùng, Tetsuya không những ký được dự án hợp tác với người cộng sự của Việt Nam mà còn nhận ra giá trị đích thực của sự yêu thương, chia sẻ và tìm được hạnh phúc với Hồng Liên - cô bạn gái người Việt.
Người cộng sự quy tụ dàn diễn viên chuyên nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản với yêu cầu thu âm đồng bộ. Về phía Việt Nam, diễn viên Huỳnh Đông cùng lúc thể hiện vai diễn của hai nhân vật: chí sĩ Phan Bội Châu và giám đốc Thành Nam. Bên cạnh đó, bộ phim còn có sự tham gia của diễn viên Lan Phương, Bình Minh, Hồng Đăng, Emi Takei, Ashida Mana…
6. Những đóa ngọc lan
Phát huy thế mạnh của thể loại phim tình cảm tâm lý nhẹ nhàng, đạo diễn Trương Dũng tiếp tục gửi đến khán giả Những đóa ngọc lan - bộ phim từng được phát sóng trên VTV9 và được khán giả yêu mến.
Nhìn bề ngoài yên ấm nhưng giữa vợ chồng ông Dũng – bà Xuân ngấm ngầm xảy ra mâu thuẫn. Bà Xuân cố gắng tha thứ cho chồng khi biết ông cặp kè với bạn của con gái lớn đến mang thai. Tuy nhiên, lòng vị tha của bà không làm ông Dũng hồi tâm, hai vợ chồng đường ai nấy đi, để lại cõi lòng tan nát cho ba cô con gái xinh đẹp, nết na.
Chiêu Dương, Chiêu Mai và Chiêu Ly hoàn toàn thay đổi khi thấy bố phản bội mẹ. Người thì nỗ lực vượt qua nỗi buồn chăm chỉ làm việc, người thì nổi loạn theo tính cách riêng. Mỗi người đều sống khác trước, để lại dư vị buồn và bài học kinh nghiệm đắt giá về cuộc sống sau những va vấp đời thường.
Những đóa ngọc lan là lời cảnh báo về trách nhiệm của các bậc cha mẹ, dù con cái đã khôn lớn nhưng chỉ cần cha mẹ vô tâm, chạy theo nhu cầu, sở thích cá nhân và bỏ bê gia đình, con cái sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.Vai ba cô con gái được giao cho các diễn viên Ngọc Lan, Thanh Trúc và nữ diễn viên mới Việt Huệ. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Quý Bình, Quốc Cường, Chí Thiện, Xuân Thùy, Trịnh Kim Chi, Mã Trung…
7. Sông dài
Vở kịch nổi tiếng một thời của tác giả Hà Triều - Hoa Phượng - viết trước năm 1975 đã được dựng bằng ngôn ngữ phim truyền hình do đạo diễn Trương Dũng thực hiện với cái tên Sông dài. Chuyện phim xảy ra ở một vùng quê Tây Nam Bộ.
Trong một đêm mưa gió, dân làng phát hiện một bé gái bị bỏ rơi trong ngôi nhà hoang với đôi mắt đã hỏng giác mạc vì bị kiến vàng cắn. Mặc kệ những lời gièm pha, những ánh mắt ngờ vực từ cha mẹ, bà con lối xóm, chàng trai Hai Tuất đã nhận nuôi đứa trẻ đáng thương và đặt tên là Lượm.
8. Trò đời
Được chắt lọc từ 4 tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Số đỏ, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy tây và Ánh sáng kinh thành, bộ phim Trò đời là điểm nhấn của phim truyền hình Việt năm 2013. Với dàn diễn viên chuyên nghiệp và sự đầu tư lớn về trang phục, bối cảnh…, Trò đời tái hiện chân thật bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945.
Tiêu biểu trong đó là hình ảnh của Xuân Tóc đỏ và Đũi, những nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng hóa bị thu hút bởi thứ ánh sáng ma mị của đô thị. Nhưng khác với Xuân Tóc Đỏ chìm sâu trong sự tha hóa, Đũi đã kịp thức tỉnh, trở lại lương thiện và có được cuộc sống hạnh phúc. Cùng với hai nhân vật chính này, một loạt các nhân vật như bà Phó Đoan đàng điếm ẩn giấu trong vỏ bọc của một mệnh phụ đoan chính, vợ chồng Văn Minh học đòi theo lối sống phương Tây, Vỹ Cầm dễ dãi, thực dụng... - tất cả đã thể hiện sinh động một xã hội Việt Nam đầy kệch cỡm, giả dối, hợm hĩnh, ích kỷ.
Trò đời quy tụ dàn diễn viên gạo cội như: NSƯT Quốc Anh (cụ cố Hồng), NSƯT Minh Hằng (Phó Đoan)… cùng với gương mặt trẻ lần đầu tiên vào vai chính trong phim truyền hình dài tập như Việt Bắc (Xuân tóc đỏ), Thanh Bảo (Đũi)…
Váy hồng tầng 24 nhận gạch đá bởi những lý do muôn thuở của phim Việt hóa kịch bản nước ngoài: cách xây dựng nhân vật, câu chuyện khiên cưỡng, bối cảnh chưa được "Việt hóa" hoàn toàn, lời thoại dài dòng, xa rời đời thường và trên hết là diễn xuất sống sượng, gượng gạo của dàn diễn viên.
Váy hồng tầng 24 là bộ phim Việt hóa từ kịch bản nước ngoài còn nhiều sạn. Sự thất vọng của khán giả trở nên đỉnh điểm vào hai tập cuối, khi bao nhiêu hy vọng về một cái kết bất ngờ, vén lên bức màn bí ẩn xuyên suốt bộ phim được xử lý một cách vụng về, thiếu logic, thậm chí phi lý quá mức. Ngay cả những màn khiêu vũ trong phim cũng bị đánh giá là bất hợp lý, chưa đạt được độ lãng mạn cần thiết. Vũ điệu tango của hai nhân vật được quay chậm với những động tác rời rạc, thiếu tinh tế, hoàn toàn không có sự biểu cảm gương mặt cũng như ánh mắt quyến rũ...
Một điểm cộng hiếm hoi của bộ phim chính là phần âm nhạc khá cuốn hút, hấp dẫn người nghe và những hình ảnh nóng bỏng của các người đẹp. Dù bị chê tơi tả song Váy hồng tầng 24 vẫn có mặt trong danh sách đề cử Phim mới ấn tượng nhất, thậm chí còn nhận được sự bình chọn của khán giả để lọt vào Top 10.
10. Vừa đi vừa khóc
Minh Hằng thủ vai nữ chính Đông Dương trong phim.
Ngay từ khi chưa lên sóng, bộ phim đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông và người hâm mộ bởi nó được nhào nặn từ đạo diễn của hàng loạt bộ phim nổi tiếng trước đây: Những cô gái chân dài, Tuyết nhiệt đới, Đẹp từng centimet, Bỗng dưng muốn khóc, Ngôi nhà hạnh phúc. Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ đẹp như Lương Mạnh Hải, Minh Hằng, La Quốc Hùng, Nhã Phương, Ninh Dương Lan Ngọc…
Tới khi ra mắt khán giả, "con cưng" của đạo diễn 7X ngay lập tức tạo nên cơn sốt trong giới trẻ. Bị ném đá vì nhiều tình tiết phi lý, sến sẩm nhưng Vừa đi vừa khóc vẫn sở hữu một lượng fan hùng hậu và nhiệt thành. Dẫu vậy, trong cuộc đua về đích tại VTV Awards với đề cử Phim mới ấn tượng nhất, phim của "trai đẹp" Minh Hằng đang xếp bét bảng trong Top 10.
Phim của "trai đẹp" Minh Hằng bét bảng Top 10 phim ấn tượng
theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1BAGFs1 -
No comments:
Post a Comment