So sánh này được phóng viên Euan McKirdy thể hiện trong một bài viết vừa được CNN đăng tải.
Phóng viên Euan McKirdy đã đi cùng tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8003 cùng 40 phóng viên khác.
Một nhóm gồm 40 phóng viên chờ đợi hàng giờ trên đất liền và trên tàu cho chuyến đi đến một trong những vùng biển nóng bỏng nhất trên thế giới.
Phóng niên Euan McKirdy cho biết chính phủ Việt Nam cố gắng đảm bảo an toàn cho những chuyến đi của thành viên các hãng truyền thông, từ báo điện tử, báo in cho đến truyền hình từ nhiều quốc gia châu Á và Mỹ.
Theo Euan, các phóng viên nhận được thông tin rằng khi Bộ ngoại giao Việt Nam chưa chính thức thông báo với phía Trung Quốc về sự có mặt của các phóng viên tại khu vực nóng bỏng này nhưng bằng cách nào đó phía Trung Quốc đã hay biết điều này.
Chiều 26-5, các phóng viên hành khởi hành trên một con tàu cảnh sát biển nhỏ. Khi mặt trời lặn trên biển Đà Nẵng, con tàu thẳng tiến đến vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5 đã dấy lên nhiều căng thẳng ở Việt Nam. Các lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi kiềm chế và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, tránh đổ máu.
Theo Euna, ít nhất, phía Việt Nam đã cho thấy các nỗ lực thực hiện điều đó. “Cảnh sát biển Việt Nam đã cam kết giải quyết tình trạng trên một cách hòa bình”- CNN dẫn lời thuyền trưởng con tàu 8003 Hoàng Tuấn Anh cho biết.
Euan cho biết con tàu của anh mang theo nhiều bình nước ngọt, một nhà bếp đầy rau củ và một đàn gà sống nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong trường hợp cần thiết.
Euan sau đó chuyển sang chiếc tàu cảnh sát biển 8003, chiếc tàu đỡ chật hẹp hơn chiếc tàu cũ. 8033 bắt đầu đi vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Theo phóng viên CNN, khi tàu cảnh sát biển 8033 có mặt tại khu vực này, giàn khoan của Công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC đã chuyển đến vị trí mới. Việc chuyển giàn khoan bắt đầu từ sáng 26-5 và hoàn thành vào lúc 10g30 tối cùng ngày. Và tất nhiên việc di chuyển này đã hoàn thành sau khi tàu của các phóng viên quốc tế đến được khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan.
Khi tàu cảnh sát biển 8003 đến vùng biển cần đến, những chấm đen ở cuối chân trời dần dần biến thành các đội tàu, hay nói chính xác hơn là các đội tàu cá cùng với tàu cảnh sát biển của cả phía Trung Quốc và Việt Nam.
Bất chấp sự hung hăng của tàu Trung Quốc, Việt Nam vẫn bình tĩnh thông báo cho Trung Quốc rằng họ đang vi phạm luật pháp quốc tế, cùng với đó là tiếng còi báo động đinh tai, xen kẽ tiếng loa phát thanh chỉ trích hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc từ phía Việt Nam.
“Tôi đã ra vùng biển này nhiều lần nhưng Trung Quốc ngày càng hung hăng. Nhưng tôi vẫn sẵn sàng và tự hào khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc” - CNN dẫn lời thuyền trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết.
Đến buổi chiều, một tàu Trung Quốc to lớn nhằm thẳng hướng tàu Cảnh sát biển Việt Nam, sau đó gầm gừ như cố tạo ra một vụ đe họa nhỏ. Dù vậy, không ai trên tàu Cảnh sát biển tỏ ra quá lo ngại, dù cho những chiếc áo phao có vẻ chẳng là gì trong tình huống này.
“Giống như một con chó đang căng mình ở đốt xích cuối cùng, con tàu Trung Quốc ‘sủa’ về phía chúng tôi một vài lần trước khi bỏ đi” - phóng viên CNN miêu tả.
Tại mạn phải của tàu Cảnh sát biển Việt Nam, phóng viên Euna chứng kiến cảnh hai tàu Trung Quốc quấy phá một tàu đánh cá nhỏ hơn của Việt Nam.
Trung Quốc không ngần ngại tỏ ra khiêu khích trước mắt các nhà báo quốc tế trong khi phía Việt Nam giữ vững cách hành xử đúng mực và hòa bình trong việc đáp trả hành động sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.
Phóng viên CNN, Mỹ ví tàu Trung Quốc như "chó căng xích"
theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1rnumwu -
No comments:
Post a Comment