Là cỗ máy tìm kiếm lớn và phổ biến nhất hành tinh, cứ mỗi phút trôi qua Google lại đón nhận 2.000.000 lệnh tìm kiếm từ khắp nơi trên thế giới.
Phát hành lần đầu tiên ngày 6 tháng 10 năm 2010, Instagram sau đó nhanh chóng nhận được sự ủng hộ khổng lồ của cộng đồng mạng toàn cầu với lượng người dùng tăng lên nhanh chóng. Kết quả cuối cùng thì 27.800 là số bức hình được tải lên mạng xã hội này mỗi phút cùng với đó là 510.000 lượt like.
Twitter được đánh giá cao bởi sự đơn giản, gọn gàng và nhanh chóng trong giao diện người dùng. Thậm chí, các thông tin được cập nhật trên mạng xã hội này còn có tính thời sự cao và nhanh hơn cả những gì các hãng thông tấn lớn trên thế giới có thể mang lại. Để đạt được thành tích này, trong mỗi 60 giây, mạng xã hội "chim xanh" lại đón nhận 278.000 dòng tweet từ các thành viên.
Con số khổng lồ 1.875.000 là số lần nút Like trên Facebook được nhấn click mỗi phút. Bên cạnh đó, trong cùng khoảng thời gian trên, 208.300 bức ảnh cũng được tải lên mạng xã hội này. Mặc dù vậy, có thể cả một năm sử dụng Facebook bạn cũng khó lòng đăng tải được 208.300 tấm hình.
Mặc dù bị nhiều người lên án kịch liệt đồng thời bị hạn chế hiển thị trên các công cụ tìm kiếm thì văn hóa phẩm đồi trụy dường như vẫn là một “món ăn tinh thần” được nhiều người sử dụng Internet... yêu thích.
Cứ mỗi phút trôi qua, từ điển bách khoa toàn thư mã nguồn mở Wikipedia lại đón nhận thêm 6 bài viết mới khiến trang mạng này đang dần trở thành một trong những nguồn tra cứu phổ biến nhất hành tinh.
Tuy nhiên, trong con số trên có đến 132.600.000 email được xếp vào nhóm thư rác (chiếm 65%).
Một trong những trang thương mại điện tử đa quốc gia phổ biến nhất thế giới Amazon bán được khoảng 83.000 USD giá trị hàng hóa mỗi phút.
Con số này giải thích cho lí do tại sao nguồn video trên YouTube lại phong phú đến vậy và tại sao bạn có thể “nướng” thời gian cả ngày vào nó. Bạn có nhớ được những gì đã diễn ra trên Internet trong 1 phút vừa rồi không?
Điều gì đang diễn ra trên Internet trong 1 phút?
theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1bwEIO4 -
No comments:
Post a Comment