Không giống với những vụ ăn trộm điện thoại và túi xách sau cánh gà khác, điều khiến dư luận ngạc nhiên, là cả Thùy Liên và cô BTV nói trên đều không phải vì thiếu thốn hay nghèo khó gì mà lại dính phải scandal “cầm nhầm”. Đối với Hiếu Hiền, nam diễn viên cho rằng thu nhập của anh đủ nuôi vợ con nên chắc chắn vợ anh không lấy điện thoại của ông Tiến mà "chỉ là sự hiểu lầm".
Rất nhiều trường hợp ngoài xã hội cũng gây bất ngờ khi cố tình cầm nhầm nhanh như chảo chớp, mặc dù điều kiện vật chất của họ không hề thiếu thốn, thậm chí còn giàu có, khá giả. Nhiều bài viết đã phân tích về thói quen “thó đồ” này, cho rằng: “Người mắc bệnh ăn cắp không bao giờ thó đồ với mục đích làm giàu. Ngay cả những người có quyền lực rất cao cũng có thể nghiện ăn cắp vặt”. Vậy là, họ không ăn cắp vặt vì thiếu món đồ đó. Đơn giản, đó là một căn bệnh tâm lý khó chữa. Nếu không “ra tay”, tay chân sẽ bứt dứt không yên và sẽ nghĩ mãi về cơ hội có thể ăn cắp được mà lại bỏ qua.
T.Q (sinh năm 1991), được bạn bè biết đến như một tiểu thư nhà giàu, cuộc sống vật chất không thiếu bất cứ thứ gì. Là bạn gái của một cầu thủ trong đội bóng công ty, Q thường đi chơi cùng, hoặc ngồi giữ đồ cho bạn của người yêu xuống sân đá. Cả đội bóng đều quý mến cô em thân thiện, nhiệt tình, hay xung phong trông đồ cho mọi người. Cho đến khi anh Định, bạn của người yêu Q phát hiện mình thường xuyên mất tiền trong ví.
Lần đầu tiên, vì là kỳ lĩnh lương nên anh Định để 9 triệu đồng trong ví, lúc về đưa vợ lại chỉ còn… 8 triệu. Anh cho rằng mình hay quên, đã tiêu mất gì rồi mà không nhớ nên không nghi ngờ.
Lần sau, trong ví anh chỉ để 2 triệu đồng. Vậy mà nhờ bạn gái của cậu em trông hộ túi đồ, xuống sân đá có 10 phút, anh Định đã phát hiện mất luôn 1 triệu. Ngại nhưng không dám hỏi, anh Định chỉ âm thầm cẩn thận hơn, không nhờ T.Q trông hộ đồ nữa. Cho đến khi T.Q và cậu em cùng đội bóng chia tay nhau, cậu này bực tức kể chuyện: “Đúng là yêu phải đạo chích anh ạ. Nó ăn cắp cả tiền của mẹ em, làm mẹ em chửi em không ra gì”, anh Định mới ngớ người. Điều khiến anh ngạc nhiên là cậu em kể: “Gia đình Q giàu lắm, nó còn lái xe của bố đi chơi, trong khi em chỉ có xe máy. Thế mà không hiểu sao nó lại có tính táy máy, vào hàng tự chọn kiểu gì cũng phải lấy một món nào đó. Đến nhà em, lúc thì ăn cắp nước hoa, son, phấn của mẹ em. Hôm trước còn lấy cả tiền hàng của mẹ em để trên túi trong phòng khách. Có mấy phút thôi mà nó rút được 5 tờ 500.000 đồng. Đen cái là phòng khách lại có camera. Xấu hổ quá, em đành phải lấy tiền của em bù vào cho mẹ”.
Nghe xong chuyện cậu em, anh quyết định không kể nốt việc anh cũng 2 lần mất tiền với cô gái này. Anh Định tin rằng việc “cầm nhầm” của T.Q không phải vì cô thiếu thốn gì, mà do bệnh ăn cắp vặt khi thấy “mồi” sơ hở, một dạng bệnh lý khó giải thích nổi.
Còn chị Hà Phương, nhà ở Đội Cấn (Hà Nội), thì không khỏi buồn bã, đau khổ khi nhắc đến cậu con út, năm nay 19 tuổi. Con chị cao mét 8, chuyên đấu giải bóng rổ trong thành phố vì mê bóng rổ từ hồi cấp 3, đẹp trai, học khá. Thế nhưng thật khó hiểu là cậu thanh niên này lại mắc bệnh hay “cầm nhầm”. Một lần đến nhà bạn chị tụ tập ăn uống, lúc về không hiểu thế nào, con chị nhanh tay cho luôn chiếc iPhone 5s của bạn chị vào túi. Lần ấy chị Phương phải muối mặt đem điện thoại trả bạn, bởi máy đã cài Icloud, phần mềm Find my iphone nên dù quý tử có cầm máy về cũng không dùng được bởi không có mật khẩu.
Điều đáng nói là chị Phương chưa bao giờ để con thiếu thốn thứ gì. Bản thân cậu cũng đang xài iPhone 5s, iPad đầy đủ, lap cũng phải Macbook thế hệ mới nhất. Chị còn đau khổ cho biết sắp tới có khi phải đưa con đi bác sĩ tâm lý hoặc vào trung tâm giáo dục để chấn chỉnh lại.
Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự) quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau: 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. |
Giật mình với thói ăn cắp vặt của "dân nhà giàu"
theo http://kenh12.com from http://ift.tt/Myyfvy -
No comments:
Post a Comment