Thursday, August 21, 2014

Rớt nước mắt cảnh bàn giao trẻ chùa Bồ Đề


Cảnh bàn giao các cháu bên trong "Nhà Mở"



Sáng 22-8, thời tiết Hà Nội vào thu mát mẻ, nhưng ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội), không khí lại như chùng xuống với nhiều tâm tư, cảm xúc khác nhau. Từ khi xảy ra vụ buôn bán trẻ em, ngôi chùa không còn thanh bình như trước nữa.


Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cũng như theo nguyện vọng của nhà chùa muốn chuyển toàn bộ các cháu bé và người già cơ nhỡ vào các trung tâm bảo trợ xã hội, sáng nay 22-8, cơ quan chức năng đã thực hiện đợt bàn giao đầu tiên này.


Trao đổi với Báo, ông Đặng Văn Bất - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, cho biết đợt bàn giao đầu tiên này sẽ chuyển 17 cháu bé và 14 cụ già về Trung tâm nuôi dưỡng người già và tàn tật - trẻ em Thuỵ An (ở huyện Ba Vì, Hà Nội).


Ngoài ra, có 1 cháu nhiễm HIV thì sẽ chuyển về Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 (ở Hà Nội).


“Việc tiếp nhận về trung tâm nào còn tuỳ thuộc vào chức năng của từng trung tâm, sau khi phân loại sẽ lựa chọn đưa sau. Trong đợt này, mới chỉ di chuyển một số cháu bị khuyết tật cùng một số cháu có sức khoẻ bình thường” - ông Bất cho hay.


Cũng theo ông Đặng Văn Bất, hiện chưa có kế hoạch cho các đợt bàn giao tiếp theo. Việc này cần phải tiếp tục rà soát, các cháu có địa chỉ cụ thể thì sẽ xem gia đình có đón về nuôi không; nếu không đón thì sẽ đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội để có sự đồng thuận.


Việc bàn giao diễn ra khá nhanh, trong hơn 1 giờ. Nhiều người dân tò mò đến xem song bên trong “Nhà Mở” - khu chăm sóc trẻ em của chùa Bồ Đề khoá kín cửa không cho ai vào. Một số nhà từ thiện cả trong và ngoài nước cũng đến chứng kiến.


Hai xe ô tô chở các cháu cùng người già đi thành hai đợt. Đi cùng với các cháu là một số ni sư và người chăm sóc trẻ. Ai cũng ôm chặt các cháu với ánh mắt đỏ hoe. Mỗi chuyến xe lăn bánh, một vài ni sư lại đi theo sau, ánh mắt bần thần, có người bật khóc.


Trước đó, ông Đỗ Mạnh Hải - Phó Bí thư quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Long Biên - cho biết tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề có 194 người, trong đó có 92 trẻ em (55 trẻ từ 0- 6 tuổi; 37 trẻ từ 6- 16 tuổi); 7 người tàn tật trên 16 tuổi và 27 người cao tuổi; 9 người cơ nhỡ.


Sau sự việc xảy ra, chùa Bồ Đề đã đề nghị đưa toàn bộ số trẻ em ở đây về các trung tâm bảo trợ xã hội để có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn.


Sau đây là một số hình ảnh PV ghi nhận sáng 22-8 tại chùa Bồ Đề:



Cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ




Các cháu ngơ ngác xem các bạn được đưa đi




Hầu hết các cháu đều không hiểu chuyện gì sắp xảy ra với mình và các bạn




Cảnh bàn giao cùng lực lượng chức năng




Người trông trẻ khóc oà khi dẫn một cháu bé ra để kiểm tra




Người trông trẻ tập trung ở khu vực bàn giao, một số cháu còn lại ngồi khóc một mình




Ni sư bế một cháu bé bị tàn tật trên xe




Một em bé ngơ ngác quan sát sự việc đang xảy ra




Xe lăn bánh rời khỏi cổng chùa, người trông trẻ đi theo nói chuyện với các cháu




Một ni sư mắt đỏ hoe tần ngần trước cửa "Nhà Mở" (sau lưng)





Rớt nước mắt cảnh bàn giao trẻ chùa Bồ Đề

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1triuaD -

Cô giáo, đừng về Việt Nam! "Teacher, don’t go Vietnam!"

Câu chuyện này đã được sự đồng ý của tác giả trước khi đăng tải.


"Tôi để nguyên văn câu nói của các em học sinh dù biết sai chính tả. Nhưng với tôi, nó mộc mạc và đẹp hơn bất kỳ câu nói trau chuốt nào.


Vì nó xuất phát từ chính tấm lòng những em học sinh cấp II Trường Banborthong, Thái Lan.


"Từ lúc các em bắt đầu hát chị đã khóc. Và khi các em cúi xuống lạy mình, chị òa khóc không thể kiềm chế được”.


Tôi nghe chị nói nhưng chưa hoàn toàn hiểu. Mãi đến khi tôi mở email ra, nhìn tấm ảnh chị gửi, tôi đã bị chấn động. Nếu tôi là chị, chắc chắn tôi cũng sẽ khóc. Bởi vì các em đã trân trọng chị vượt mức chị có thể tưởng tượng.


Điều trớ trêu là lúc hiểu được điều đó thì chị lại sắp phải về Việt Nam.



Học sinh quỳ xuống cúi lạy chị. Rồi các em đồng thanh nói: “Teacher, don’t go Vietnam!” - Ảnh: NVCC.



Tôi gặp chị ấy - Lệ Quyên, “Sawasdee Thailand project” (Xin chào Thái Lan), một dự án dạy học cho trẻ em vùng sâu vùng xa nổi tiếng toàn quốc. Ngày 16/1, chị đến Tân Sơn Nhất lên máy bay chia tay VN.


Ngày 1/3, tiệc chia tay ở Bangkok, rồi chị rời xa Thái Lan. Trở về TP.HCM, chị tiếp tục cuộc sống thường ngày của một sinh viên đã tốt nghiệp. Nhưng thời gian một tháng rưỡi ngắn ngủi để lại trong chị những trải nghiệm trĩu nặng.


Chị dạy tiếng Anh ở trường Banborthong, thuộc tỉnh Chaiyaphum, cách Bangkok 10 giờ đi xe. Chị tiếp xúc với những đứa trẻ cấp II da rám nắng, đã biết lái xe máy, lái máy cày, đã biết yêu, thi thoảng chạy ù qua hỏi chị: “Cô ơi, giá thuốc phiện ở Việt nam có đắt không?”. “Cưới vợ Việt Nam có tốn tiền không?”. Và tụi nó thường hét lên khi chị bước tới trường: “Teacher suay!” (Cô giáo dễ thương).


Chị dạy tụi nhóc mà một câu tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, ước mơ cuộc đời cũng không có. Tụi nhóc không nghĩ việc học là quan trọng. Chị đã từng hỏi tụi nhỏ:


- Hết lớp 9, các em có ước mơ gì không?


- Ở nhà cô giáo ạ.


- Tại sao em không học lên cấp III, học đại học, rồi đến thành phố làm?


- Em không thích!


Dự định của các em là sau khi hết lớp 9 sẽ ở nhà, lấy vợ, sống cùng ba mẹ, tiếp tục lái máy cày trên những thửa ruộng mênh mông, tiếp tục trồng rau cạnh những bụi chuối già, tiếp tục sống ở miền quê Thái Lan.


Khi nhìn tấm ảnh chị chụp vườn rau các em trồng tôi giật mình. Vì nông thôn Thái Lan, Việt Nam, hai đất nước tuy khác nhau mà khung cảnh giống đến nao lòng.


Rất nhiều lần khi chị đứng lớp, học sinh quậy, chị muốn mắng, muốn đánh tụi nó nhưng rồi không thể vì tụi nhóc rất tội. Chị thấy những cố gắng của tụi nó để học tiếng Anh cùng chị. Chị thấy tụi nhóc thích chị vô cùng. Đến một thời gian, chị không còn giận nổi tụi nó nữa. Mà thương.


Những đứa trẻ đó tuy nghịch nhưng cực kỳ tình cảm. Ban đầu chúng lạ chị, chị giảng bài nhiều đứa không thèm nghe bỏ đi chơi. Nhưng dần dần những nhóc quậy trở lại lớp học, nghe giảng và chịu làm kiểm tra.


Chị cười: “Chị cố gắng mãi em ạ, trên lớp bày trò chơi, hết giờ thì chủ động đi tưới rau, đá bóng cùng tụi nhóc... Cuối cùng cả lớp cũng chấp nhận chị, chịu đến lớp, chịu học”.


Một ngày khi chị đang tới trường, những đứa nhóc ngày xưa nửa câu tiếng Anh không biết giờ chạy qua, đập vào vai chị hét lên: “Teacher, what are you doing?”. “Where are you going?”.


Chị đứng ngây ra đó. Ngỡ ngàng. Và vui đến mức muốn khóc.


Chúng coi chị không phải cô giáo mà như một người chị gái. Chuyện tình cảm, chuyện gia đình chúng nó đều ngồi tâm sự với chị. Những câu chuyện về các cậu nhóc lớp 9 sau khi tốt nghiệp sẽ nghỉ học, cưới bé lớp 8. Và tiếp tục cuộc sống chặt mía, trồng khoai mì, ngày cày kéo trên cánh đồng mênh mông, đêm lên núi săn thú hiếm cùng gia đình. Chị nghe mà lòng xót xa.


Thật tội nghiệp những đứa trẻ chưa bao giờ có cơ hội đến một nơi khác, gặp những cô gái, chàng trai khác và nhìn thấy một thế giới khác. Để hiểu rằng còn những niềm vui, niềm hạnh phúc khác đang chờ các em. Để hiểu rằng thế giới này còn rất nhiều sắc màu. Để hiểu rằng cuộc đời này còn có những ước mơ lớn lao.



Cô giáo Lệ Quyên và học trò của mình - Ảnh: NVCC.



Cuối tuần, khi cô bạn người Trung Quốc và các thực tập sinh khác lên kế hoạch đi du lịch, chị ở lại Chaiyaphum. Tôi hỏi vì sao, chị cười: “Vì chị thương học sinh của chị lắm em. Xa một chút là lại thấy nhớ”.


Mỗi khi hết giờ học, các em hay rủ chị đi chơi bóng chuyền, bóng đá, bắt ốc, trồng rau. Thứ bảy, chủ nhật tụi nhóc dẫn chị đi bơi suối, rủ chị hái xoài, dạy nhảy, dạy hát những bài cổ truyền Thái Lan. Tụi nó còn dạy chị học đấu kiếm. Nhưng chị chưa kịp cầm đến cây kiếm tre, mới chỉ học chào hỏi thì chuyến thực tập của chị kết thúc. Chị phải về VN.


Trước ngày chị đi, tụi nó xúm xít lại tặng quà. Có đứa tặng chiếc khăn quàng cổ mà khi mở ra chị thấy vẫn còn ẩm nước. Chị biết đó là chiếc khăn của đứa nhóc, em vừa giặt xong tối hôm qua để hôm nay kịp trao cho chị.


Và giật mình nhất là khi chị mở bức thư của một học trò được viết bằng tiếng... Việt. Hỏi ra mới biết các em gõ tiếng Thái lên Google dịch, rồi chép bằng tiếng Việt vào. “Những câu chữ tuy vụng về, đứt gãy, nhưng đó là những lời xúc động nhất mà chị từng biết em à!” - chị kể với tôi mà đôi mắt lấp lánh.


Tôi không biết đó là niềm vui hay sự xúc động khi nhớ về một kỷ niệm nặng sâu.


Và những giờ phút cuối của buổi học kết thúc, các em học sinh bắt chị ngồi yên trên chiếc ghế nhựa màu đỏ. Rồi các em bắt đầu thực hiện một nghi lễ truyền thống, bày tỏ lòng tôn trọng vô cùng với giáo viên ở Thái Lan đó là... cúi lạy. Lũ nhóc ngồi xung quanh, cùng hát một bài tiếng Thái. Học sinh quỳ xuống cúi lạy chị. Rồi các em đồng thanh nói: “Teacher, don’t go Vietnam!”.


“Chị và tụi nhỏ khóc từ lúc chị rời nhà host đến trạm xe buýt đón xe chuẩn bị về thành phố. Thấy tụi nó khóc, chị khóc theo. Và tụi nó thấy chị vậy, càng khóc to hơn nữa.


Chủ nhà host của chị, người mà chị gọi là daddy, trước khi để chị lại ở trạm xe buýt, đã nói rằng: “Con để địa chỉ lại cho daddy đi, khi nào nhớ, daddy sẽ viết thư cho tụi con nhé. Daddy muốn qua Việt Nam, mà không phải đi máy bay đâu. Daddy sẽ lái xe từ Thái Lan đến Việt Nam thăm con”.


“Chị chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ ra 15 triệu đồng để đến Thái Lan trong một tháng rưỡi là lãng phí. Được trải nghiệm, được các em yêu thương và tin tưởng, những kỷ niệm đó với chị là vô giá. Về nhà ba ngày rồi mà chị vẫn không thể nguôi nhớ.


Trước khi đi tình nguyện, chị đã nghĩ hết tương lai, dự định cho cuộc đời mình. Nhưng chị không thể tin nổi là chị đã thay đổi.


Bây giờ chị muốn sang Thái Lan làm việc 1,2 năm rồi mới về Việt Nam. Chị muốn khơi dậy ước mơ trong các em bằng cuộc sống của chính chị. Chị muốn các em thành công, đừng luẩn quẩn ở một nơi suốt cả cuộc đời, đừng tốt nghiệp để lấy vợ, rồi ngày kéo cày, đêm săn thú như vậy.


Chị muốn giúp các em hiểu rằng thế giới này còn rất nhiều điều thú vị, còn vô vàn sắc màu và những ước mơ lớn lao. Và có lẽ chị sẽ không kể câu chuyện này với ai nữa đâu. Kể nhiều, sợ kỷ niệm sẽ hao mòn...”.


Và tôi nghĩ chắc chắn chị đã yêu Thái Lan rồi. Tôi nói với chị: “Em sẽ viết lại câu chuyện này”. Vì tôi muốn đưa kỷ niệm của chị đến thật nhiều người mà tôi có thể. Để ký ức này đừng phai nhạt. Để tôi và bạn thêm một lần thấm thía tình nguyện thật sự không phải là để chụp ảnh. Càng không phải để có tấm giấy chứng nhận vuông vắn kia. Mà là để đi, để trải nghiệm, để yêu thương.


Nhưng “trải nghiệm” là một từ kỳ lạ. Cho dù tôi có tận tai nghe chị kể, cho dù bạn có đọc bao nhiêu câu chuyện đi chăng nữa thì chúng ta chỉ biết chứ chưa hiểu. Đến khi thật sự lên đường rồi, trải nghiệm mới thấm vào trong tim.


Về Việt Nam, khi cơn gió Sài Gòn ập vào chị và tiếng xe máy ồn ào va đập trong tai chị, chị tự nhiên nhớ Chaiyaphum tha thiết. Chị nhớ tiếng ếch, tiếng dế kêu đêm ngày. Chị nhớ cả những câu chuyện tình cảm mà tụi nhóc thủ thỉ tâm sự với tấm lòng tin tưởng. Trong một tháng rưỡi ấy chị đã sống hết mình, không có lấy một phút giây rảnh rỗi. Và giờ đây, trở lại Sài Gòn, chị hụt hẫng.




Cô giáo, đừng về Việt Nam! "Teacher, don’t go Vietnam!"

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1nhoVZ7 -

Thơm ngon lẩu riêu cua bắp bò tại nhà hàng Mùa Xuân

Những ngày tháng 6, tháng 7 trời nắng nóng hẳn nhiều thực khách sẽ ngại chọn món lẩu cho mình, bạn bè, các dịp sinh nhật hay tụ tập. Nhưng đến với nhà hàng lẩu Mùa Xuân, nằm trên số 61 Nguyễn Du, bạn sẽ được được tha hồ thưởng thức những món lẩu mình thích mà vẫn luôn có cảm giác “mát lẹm” người bởi không gian quán.


Những món lẩu từ riêu cua sườn sụn, bắp bò sườn sụn, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu ếch, lẩu gà ta thuốc Bắc… mỗi món đều có hương vị, sắc màu riêng nhưng tựu chung lại là sự hấp dẫn khó ai có thể chối từ.


Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn tại nhà hàng Mùa Xuân hấp dẫn thực khách ngay ở chính thứ nước dùng vô cùng thơm ngon, nóng hổi. Nước dùng hoàn toàn được chế biến từ nước xương ống không hề có phụ gia để làm tăng độ ngọt. Riêu cua làm cho màu nước dùng trở nên sóng sánh, vàng ươm một màu lấp lánh. Khi nồi nước dùng được được mang ra, chỉ đứng từ xa bạn cũng đã có thể cảm nhận được mùi thơm ngào ngạt. Để nồi nước lẩu thêm ngon, nhà hàng thả lên đó những lát váng đậu rán, một chút rau tía tô cộng thêm ít hành lá xanh ngắt, mấy lát cà chua… đơn giản là vậy mà sao có sức hút đến lạ kỳ.



Nước dùng hoàn toàn được chế biến từ nước xương ống không hề có phụ gia để làm tăng độ ngọt



Không chỉ có thế, thịt bắp bò để nhúng lẩu với một màu tươi ngon mới chỉ nhìn thôi đã hấp dẫn lắm rồi. Đây là thứ thịt được nhà hàng cẩn thận gửi mua từ Đà Lạt, có lẽ vì thịt xuất xứ ở mảnh đất cao nguyên se lạnh bốn mùa này mà màu thịt vì thế cũng đẹp hơn, chắc hơn. Từng đường gân trắng lộ rõ trên thớ thịt đỏ tươi làm cho thứ đồ nhúng này hấp dẫn hơn bao giờ hết.



Thịt bắp bò để nhúng lẩu với một màu tươi ngon mới chỉ nhìn thôi đã hấp dẫn lắm rồi



Sườn sụn ăn kèm với lẩu cũng được “tuyển chọn” kỹ lưỡng khi mua. Sườn phải mới, tươi, non, không quá cứng. Khi thực khách gọi, sườn sẽ được làm sạch, chặt nhỏ, bày ra đĩa. Miếng nào miếng nấy chẳng mấy chốc mà hết veo lúc nào chẳng biết.


Đi kèm món lẩu là thứ rau nhúng không thể thiếu và thực khách cũng có thể gọi thoải mái nếu thích. Rau ở đây không chỉ xanh, non mà còn rất phong phú, theo mùa như rau muống, xà lách, tía tô, hoa chuối thái lát, cải ngọt, cải thảo… Từng loại rau này sẽ làm cho món lẩu ngon hơn và giúp thực khách bớt ngấy khi thưởng thức một bữa ăn nhiều đạm thế này.


Nếu vẫn còn phân vân về độ ngon của lẩu, trước tiên, thực khách chỉ việc cho sườn sụn vào nồi trước để nước ngọt hơn, thịt sườn chín nhừ còn phần sụn vẫn giòn giòn hấp dẫn. Khi ấy, gắp một lát thịt bò thái nhỏ, từ từ nhúng vào nồi lẩu, thịt chín, chậm rãi đưa vào miệng. Miếng thịt bò cứ thơm nức, dai dai, ngòn ngọt. Một cảm giác ngọt ngào, hấp dẫn lan tỏa khắp nơi đầu lưỡi, thích thú và dễ chịu vô cùng.



Chỉ có thưởng thức trực thực khách mới cảm nhận được độ ngon của lẩu nơi này



Đối với các thực khách thích trải nghiệm nhiều hương vị cùng một lúc có thể lựa chọn lẩu thập cẩm. Thứ lẩu này cũng được làm từ nước dùng của xương ống.



Nước dùng lẩu thập cẩm cũng vô cùng hấp dẫn



Còn nguyên liệu để nhúng rất đa dạng, từ tôm sú tươi xanh đến thịt bắp bò, ếch, thịt gà, cá, ngao, mực… chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều thực khách.


Nguyên liệu để nhúng rất đa dạng, từ tôm sú tươi xanh đến thịt bắp bò, ếch, thịt gà, cá, ngao, mực… chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều thực khách.


Ngoài ra, thực đơn lẩu của nhà hàng Mùa Xuân còn dành cho thực khách rất nhiều lựa chọn khác nhau như lẩu gà ta thuốc Bắc, lẩu gà ác thuốc Bắc, lẩu gà kiểu Thái, lẩu ếch cay, lẩu riêu cua, lẩu bò nhúng giấm… cùng các món khai vị đi kèm.



Món đậu phụ chiên giòn làm khai vị vô cùng hấp dẫn



Bên cạnh sự hấp dẫn của món lẩu, chính không gian thoáng đãng, điều hòa mát mẻ , sạch sẽ, cùng thiết kế đơn giản nhưng của nhà hàng Mùa Xuân là sức hút để nhiều thực khách lựa chọn địa điểm này cho dù bất kể thời tiết nào. Hơn thế, giá cả cho từng món lẩu ở đây cũng rẻ đến bất ngờ, chắc chắn sẽ làm thực khách hài lòng.


Những buổi ăn tối cùng bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp chắc chắn sẽ trở nên trọn vẹn hơn bên cạnh những nồi lẩu thơm ngon tại nhà hàng Mùa Xuân, số 61 Nguyễn Du.


Để biết thêm thông tin về nhà hàng Mùa Xuân, bạn có thể truy cập:


http://ift.tt/1tojATT


http://ift.tt/1jQI9Zs


Phone: 0976 438 838




Thơm ngon lẩu riêu cua bắp bò tại nhà hàng Mùa Xuân

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1oXr5CG -

Khám phá nơi Cung Lê "thử lửa" cho giải UFC danh giá

Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn Olympic cùng đội ngũ huấn luyện viên đa quốc tịch dạn dày kinh nghiệm, SSC mới đây còn “ghi điểm” với vinh dự đón chào ngôi sao võ thuật, diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Việt Cung Lê đến tập luyện.


Được biết đến với biệt danh “Kẻ bất bại”, Cung Lê có một bảng thành tích rực rỡ khi đã ba lần bảo vệ thành công ngôi vô địch Kickboxing thế giới và ba lần vô địch giải võ thuật quốc gia Mỹ. Vào ngày 23.08 sắp tới, Cung Lê tiếp tục chinh phục giải UFC tổ chức tại Macau – một trong những giải võ thuật nổi tiếng nhất của Mỹ, quy tụ đông đảo võ sĩ hạng A so tài trong các trận đối đầu đỉnh cao.


SSC vinh dự được lựa chọn là địa điểm để Cung Lê luyện tập trước ngày “thực chiến” tại Macau, cũng như là cơ hội giao lưu, đón nhận sự ủng hộ nhiệt tình của người hâm mộ. Với hệ thống cơ sở vật chất, phòng tập chuyên biệt, dụng cụ đa dạng, đạt chuẩn quốc tế, SSC đã tích cực hỗ trợ cho những ngày “thử lửa” của Cung Lê một cách hiệu quả nhất. Buổi diễn tập và giao lưu của Cung Lê trong những ngày sau đó cũng thu hút rất đông người hâm mộ cùng báo đài tham dự để ủng hộ, đồng thời lắng nghe những chia sẻ của Cung Lê về chặng đường theo đuổi võ thuật của anh.


Không phải ngẫu nhiên SSC lại được nhà vô địch Cung Lê tin tưởng chọn làm nơi luyện tập cho giải đấu UFC danh giá. Là câu lạc bộ võ thuật có chất lượng chuyên môn nhất cả nước và lớn nhất trên cả châu Á, SSC có khuôn viên rộng đáng nể lên đến 7,000 mét vuông. Không chỉ ấn tượng về mặt diện tích, những trang thiết bị bên trong của SSC cũng là yếu tố tạo nên uy tín cho trung tâm. SSC hỗ trợ luyện tập MMA và các môn võ thuật đa dạng khác bằng đầy đủ các trang thiết bị như Vertimax, Rouge, Versaclimmer, Hipoxico – vốn đều là các dụng cụ chính yếu trong huấn luyện và nâng cao trình độ. Sân bóng rổ và sàn thi đấu của SSC cũng đạt chuẩn Olympic, ngoài ra còn có sân bóng mini cùng hồ bơi, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu luyện tập chuyên nghiệp của học viên.


Yếu tố “con người” cũng là điều SSC theo đuổi. Bảng thành tích “khủng” của các huấn luyện viên tham gia đào tạo tại đây thật sự gây “choáng”: Arnaud Lepont (HLV MMA) có 5 năm bất bại hạng cân 165lbs, từng là huấn luyện viên FFA Paris; Phepnumchai Thep (HLV Muay Thái) vô địch giải Darun Chutorun tại Thái Lan… SSC tự hào với đội ngũ HLV chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và thành tích, là nơi hội tụ những người thầy xuất sắc trong việc khơi dậy đam mê, khả năng tiềm ẩn và huấn luyện võ thuật đích thực cho học viên.


Đến với SSC, học viên có rất nhiều sự lựa chọn nhờ vào chương trình đào tạo đa dạng, dành cho cả nam lẫn nữ, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp ở các môn: Muay Thái, Boxing, Brazillian Jiu Jitsu, đặc biệt SSC còn là nơi duy nhất tại Việt Nam đào tạo chương trình Training for Warriors.


Với tham vọng đào tạo những nhà vô địch cho Việt Nam trong tương lai gần nhất có thể, SSC thật sự là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn phát triển thực lực của mình, cũng như theo đuổi con đường võ thuật nhiều chông gai, đồng thời cũng không kém phần vinh quang.


Saigon Sports Club (SSC) thành lập ngày 21/05/2013 bởi ông Trịnh Văn Trí. Để biết thêm thông tin về SSC, truy cập website: http://www.saigonsc.vn.




Khám phá nơi Cung Lê "thử lửa" cho giải UFC danh giá

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1nhoTQQ -

Cô bé có nội tạng đảo ngược

Cô bé Tiểu Hy năm nay 10 tuổi là người vùng Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô bé đã gầy gò và ốm yếu hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Môi và móng tay của em luôn tím tái, nhợt nhạt, thậm chí biến thành màu thâm đen mỗi khi em khóc. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, Tiểu Hy không được điều trị bệnh.



Cô bé Tiểu Hy và bác sĩ.



Lên 2 tuổi, bệnh tình của Tiểu Hy càng trở nên nặng hơn, hô hấp khó khăn, nhịp tim rất yếu. Sau khi đưa cô bé đến bệnh viện, cha mẹ em mới hoảng hốt khi phát hiện toàn bộ cơ quan nội tạng của em đều bị đảo ngược vị trí. Đối với người bình thường, tim, lá lách và dạ dày nằm bên trái cơ thể, còn gan và mật thì nằm bên phải. Tuy nhiên, vị trí nội tạng của Tiểu Hy thì hoàn toàn đảo ngược.



Toàn bộ cơ quan nội tạng của Tiểu Hy đều bị đảo ngược vị trí.



Theo bác sĩ điều trị của Tiểu Hy, việc nội tạng đảo ngược vốn dĩ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu khiến cô bé trở nên ốm yếu là do tim của em cùng lúc mắc phải 6 biến chứng nguy hiểm.


Do tim nằm sai vị trí, quá trình tuần hoàn máu của Tiểu Hy bị rối loạn, máu từ tim không trải qua quá trình oxy hóa thông thường mà trực tiếp truyền khắp cơ thể, khiến độ bão hòa máu của em chỉ đạt 60% (người bình thường là 94%). Điều này khiến sắc mặt của cô bé nhợt nhạt, hô hấp khó khăn và sức khỏe giảm sút.


May mắn là sau hai cuộc phẫu thuật năm 2006 và cách đây không lâu, sức khỏe của Tiểu Hy đã dần hồi phục, đôi môi của cô bé đã tươi tắn và sắc diện cũng hồng hào hơn.




Cô bé có nội tạng đảo ngược

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1trb1Zf -

Team B nhà YG lại tiếp tục "đấu tranh sinh tồn"

Như đã thông báo từ trước, các thực tập sinh của Team B nhà YG từ "WIN" sẽ tiếp tục tham gia một show thực tế nữa trong thời gian tới. Theo nhiều nguồn tin, đây sẽ vẫn là một chương trình "đấu tranh sinh tồn" khắc nghiệt nữa của "bố Yang".

Được biết, show sẽ có tên là "MIX & MATCH" và có thể sẽ lên sóng vào 11/9 tới. Theo Sports DongA, Mnet đang ráo riết chuẩn bị cho chương trình đặc biệt này. Show thực tế sẽ bao gồm các thành viên của Team B: B.I, Bobby, Kim Jin Hwan, Goo Jun Hee, Kim Dong Hyuk, Song Yoon Hyung. Tuy nhiên, tính chất "sống còn" lại được quyết định bởi sự xuất hiện của thêm 3 thực tập sinh mới hoàn toàn.


Một nguồn tin cho hay: "Giống như tựa đề "MIX & MATCH", các nhóm nhỏ sẽ được thành lập bằng cách kết hợp các thành viên để cùng cạnh tranh lẫn nhau". Hiện YG vẫn chưa có thông báo chính thức nào về chương trình này, tuy nhiên có vẻ như fan nhà YG sẽ chuẩn bị phải "đau đầu" và "đau lòng" với show thực tế "MIX & MATCH".



Team B nhà YG lại tiếp tục "đấu tranh sinh tồn"

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1z9XuWD -

Menu cơm trộn thịt xá xíu đơn giản và hấp dẫn

MÓN CHÍNH:

Nguyên liệu cơ bản của món này sẽ gồm thịt xá xíu và các loại rau củ luộc. Với thịt xá xíu thì bạn có thể đi mua sẵn hoặc tự làm. Về phần rau củ thì có thể gồm có: rau cải, cà rốt, giá đỗ... Bạn nên trộn cùng một ít tương ớt Hàn Quốc thì món ăn sẽ rất đậm đà mà lại không quá cay đấy!



Tham khảo cách làm thịt xá xíu ở đây, cách làm cơm trộn ở đây.







ĐỒ UỐNG:

Một loại đồ uống thơm mát, nhẹ nhàng sẽ là thứ rất thích hợp để cân bằng lại món cơm trộn đậm vị ở trên. Nếu không thích lê, bạn có thể dùng táo nhé!











Đi chợ cần mua những gì:

(cho 3 - 4 người ăn)

Thịt:

- 500g thịt nạc vai


Nếu mua xá xíu làm sẵn, bạn chỉ cần mua 300 - 400g thịt xá xíu là được.


Rau củ:

- 1 bó rau cải

- 1 củ cà rốt

- 100g giá đỗ

- 1 quả dưa chuột

- 2 quả lê

- 1 nhánh tỏi tây, 3 lá nguyệt quế, bạc hà


Khác:

- 100g kimchi







Các menu khác cho bạn tham khảo:

Menu cơm trộn thịt xá xíu đơn giản và hấp dẫn

theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1z9XtCc -