1. Bạn đã trúng thưởng!
Vào thời kì đầu khi mới sử dụng internet, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với những cửa sổ Pop-up hiện thông tin trúng thưởng với giá trị cao. Nếu như bạn tò mò và click vào, bạn có thể gặp rất nhiều vấn đề khác nhau. Nếu như may mắn, Pop-up này chỉ để quảng cáo cho một sản phẩm nhất định hoặc thu hút lượt click về các website, bạn có thể an tâm. Thế nhưng, rất nhiều Pop-up chứa mã độc có thể đánh cắp mật khẩu, tài khoản của người dùng, tệ hại hơn là lan truyền virus để chiếm đoạt thiết bị của bạn.
Những thông điệp với nội dung "câu kéo" như trên xuất hiện rất nhiều trên mạng, người dùng có thể dính mã độc hoặc virus nếu không thận trọng.
Sự phát triển của internet cùng các thói quen của người dùng đã dần đẩy lùi những thông báo dạng này, giờ đây các loại thông báo hiển thị thường được tích hợp dưới dạng ứng dụng quét virus máy tính hoặc các phần mềm tăng tốc cho thiết bị bạn đang sử dụng. Để tránh được những điều đáng tiếc có thể xảy ra, tốt nhất đừng click vào những cửa sổ bỗng dưng xuất hiện hay click chuột để nhận giải thưởng...
2. Những tin nhắn lừa đảo trên mạng xã hội
Tin nhắn lừa đảo trên Facebook thời gian gần đây, người dùng có thể tránh bị ảnh hưởng nếu kiểm tra kĩ lưỡng đường link chia sẻ.
3. Email giả mạo
Bằng cách này hay cách khác, các hacker có thể giả mạo địa chỉ email của các ngân hàng, tổ chức lớn hay thậm chí là giả cả email của chính phủ để lừa người dùng. Điểm chung của những email này đều là hướng người dùng click vào một đường link chứa mã độc, đường link hướng tới website bị làm giả giao diện từ đó đánh cắp các thông tin liên quan tới người dùng.
Một đoạn email giả mạo nhằm chia sẻ virus nhưng có địa chỉ người gửi... giống hệt thật.
May mắn thay, các hệ thống email lớn đều tự động lọc được các loại email chứa mã độc này. Thế nhưng, để hạn chế hết mức các trường hợp xấu có thể xảy ra, người dùng nên xem thật kĩ địa chỉ email người gửi cũng như kiểm tra đường link được gửi tới có đúng là thật hay không.
4. Từ thiện lừa đảo trên internet
Sau một thảm hoạ thiên tai hay những vụ tai nạn thảm khốc, rất nhiều tổ chức trực tuyến tiến hành quyên góp ủng hộ cho các nạn nhân, họ cũng đồng thời kêu gọi những người dùng trợ giúp trong hành động quyên góp này. Thế nhưng, ngoài các tổ chức chính thống với mục đích lương thiện cũng có rất nhiều website giả mạo được tích hợp sẵn công cụ quyên góp, những website này dựa vào tình thương giữa con người để trục lợi, đút túi khoản tiền từ thiện của người dùng và tệ hại hơn là đánh cắp mật khẩu ngân hàng khi người dùng thực hiện thanh toán.
Để tránh được những trường hợp đáng tiếc như trên có thể xảy ra với bạn, hãy chọn các tổ chức lớn có uy tín, thực hiện đóng góp thông qua ngân hàng thay vì nhập tài khoản trên các website (chuyển tiền chứ không nhập số tài khoản cùng mật khẩu để thanh toán trên mạng). Khi đó, sự đóng góp của bạn sẽ tới đúng nơi, đúng người và trở thành hành động có ích.
5. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn muốn gặp may mắn cả tháng!
Với những người dùng Facebook, chắc hẳn không ai lạ lùng gì với các đoạn thông điệp trên. Trước đây khi Facebook mới du nhập về Việt Nam, rất nhiều người dùng gửi tin nhắn cho toàn bộ bạn bè mình với thông điệp dạng như: "Hãy chia sẻ bài viết này tới tất cả bạn bè trong danh sách nếu muốn gặp may cả tháng", "nếu bạn không chia sẻ bài viết này bạn sẽ ế suốt đời"... Mặc dù những thông điệp này không gây ảnh hưởng tới người dùng, thế nhưng chẳng ai muốn bị spam cả ngày với loạt thông tin nhảm nhí đó cả.
Ngoài những thông điệp "hại não", trên Facebook còn từng xuất hiện nhiều tin nhắn lừa đảo về việc Facebook thu phí sử dụng cũng như nhiều thông tin khác khiến người dùng hoang mang.
Sau khi người dùng Facebook "tỉnh" hơn, những thông điệp này cũng dần chuyển hướng, thậm chí chúng biến tướng mạnh mẽ hơn thành những hoạt động "câu Like" trắng trợn. Ví dụ điển hình của hành động này là những bài viết dạng như: "Mỗi like tấm hình sẽ đóng góp 1.000 đồng cho các nạn nhân bão lũ", "1.000.000 like để đem lại hoà bình thế giới"... Các loại thông điệp đó thực sự gây khó chịu cho người dùng mạng xã hội.
Theo bạn, còn những hành động lừa đảo nào phổ biến trên internet? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình trong phần bình luận phía dưới nhé!
5 trò lừa phổ biến nhất trên internet
theo http://kenh12.com from http://ift.tt/1gUgCUn -
No comments:
Post a Comment